Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

KAKUNIN - HORENSO - 5S - AN TOÀN LAO ĐỘNG

I. KAKUNIN - SAIKAKUNIN: Xác nhận công việc 1. Khi tiếp nhận chỉ thị công việc phải xác nhận đã hiểu rõ công việc. 2. Nếu chưa hiểu thì phải hỏi và tìm cách để hiểu được rõ chỉ thị. Tuyệt đối không được nói cho qua, nói hiểu trong khi chưa hiểu. 3. Cần có sổ tay memo những thông tin quan trọng như số liệu, thời gian, địa điểm, đối tượng và điểm quan trọng... 4. Không ngại hỏi, xác nhận vì sợ làm phiền hay giấu dốt. 5. Cố gắng xác nhận lại khi bắt đầu một việc mới hay có sự thay đổi. 6. Không được làm trước khi chưa hiểu. Nếu lo lắng, thiếu tự tin; phải xác nhận ngay với cấp trên. II. HORENSO: Báo cáo, liên lạc, thảo luận 1. Phải báo cáo ngay với cấp trên khi gặp vấn đề phát sinh: sự cố, hàng lỗi, máy hư,... dù là nhỏ nhất. 2. Phải báo cáo ngay đến cấp trên trực tiếp kết quả, tiến độ giữa giai đoạn thực hiện công việc. 3. Phải báo cáo đến cấp trên trực tiếp khi thấy công việc được giao không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu, xin chỉ thị tiếp theo. 4. Phải báo cáo cấp trên sau khi hoàn thành công việc. 5. Trình tự báo cáo: Từ cấp trên trực tiếp -> Cấp trên cao hơn. 6.Phải liên lạc đúng người chịu trách nhiệm cần nhận sự liên lạc. 7. Không được tự ý phán đoán theo ý mình, mà cần trao đổi và xác nhận với cấp trên hay người có trách nhiệm. 8. Phải thảo luận nhóm để quyết định những việc chung. III. AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. Phải nhớ và thực hiện nghiêm túc, chính xác quy định về an toàn lao động của công ty. 2. Không hấp tấp, vội vàng khi gặp sự cố. Thực hiện nguyên tắc DỪNG - GỌI - ĐỢI 3. Ghi nhớ các biển hiệu hướng dẫn và tuân thủ nghiêm túc. 4. Mặc đồ bảo hộ đúng quy định. 5. Không được ngủ gật khi làm việc, phải tập trung trong lúc làm việc 6. Không đùa giỡn, nói chuyện tám phiếm trong lúc làm việc. 7. Không được tự ý làm khi chưa được phép. 8. Chú ý những khu vực trơn trượt, va chạm đầu, nơi có biển cảnh báo nguy hiểm - cấm. 9. Khi lên xuống cầu thang, phải nắm tay vịn. 10. Khi tấy cơ thể có sức khỏe không đảm bảo, mất tỉnh táo thì phải báo cáo đến cấp trên, đồng nghiệp để có thể nghỉ ngơi tạm.

CÁCH LÀM VIỆC

2. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
a. Tình huống 1: - Mỗi công ty đều có những quy định riêng của công ty đó để tránh sản phẩm lỗi phát sinh và tránh tai nạn lao động có thể xảy ra. Cho nên việc 2 bạn TTS tự ý thay đổi công đoạn để bớt việc cho chính mình là không đúng. - Lỗi sai của 2 bạn không chỉ là không tuân thủ nội quy mà còn không báo cáo đến cấp trên để xin chỉ thị dẫn tới hàng bị hư 1 - 3% - Nếu có ý tưởng giúp cho công việc tốt hơn thì mình nên trao đổi với cấp trên trực tiếp của mình. Nếu được cho phép mới áp dụng, không tự ý thêm công đoạn hoặc bỏ bước gây ảnh hưởng đến công việc chung.
b. Tình huống 2: - Qua tình huống chúng ta có thể thấy TTS A mắc những lỗi sau: + Hàng bị lỗi nhưng lại không báo cáo đến cấp trên + Không xác nhận lại chỉ thị đúng chưa đã tự ý áp dụng tiếp (sau khi 10sp lỗi). + Tự ý bỏ 10sp lỗi vào đơn hàng để xuất cho khách hàng - Việc bạn A bỏ 10 sp bị lỗi vào đơn hàng có thể do những nguyên nhân sau: + Do A nghĩ chắc lỗi nhỏ nên không sao, sản phẩm vẫn dùng được mà. + Do A sợ sếp la, sợ bị đánh giá nên không báo cáo + Cũng có thể do A tiếng Nhật không tốt nên không biết báo cáo như thế nào + Hoặc cũng có thể A sợ tiếp xúc với sếp nên không đi báo cáo.
-> Chúng ta đều biết "LỖI NHỎ CHÍNH LÀ TIỀN ĐỀ CỦA HẬU QUẢ LỚN" cho nên tuyệt đối phải tuân thủ nội quy của công ty và BÁO CÁO ngay với sếp khi gặp sự cố các em nhé. Đi làm việc, yếu tố đầu tiên chúng ta phải cần biết chính là "LÀM ĐÚNG VIỆC VÀ LÀM VIỆC ĐÚNG CÁCH", hãy ghi nhớ điều này

CÁCH LÀM QUEN VÀ KẾT BẠN VỚI NGƯỜI NHẬT

I. Để kết giao với nhau phải nhờ LỄ NGHĨA.
1. Đối tượng nên kết bạn là ai?
- Có câu nói "Chọn bạn mà chơi". Kết bạn với một người để chia sẻ với nhau, học hỏi từ nhau nên khi qua Nhật các em cũng nên lựa chọn đối tượng để kết bạn nhé. - Điểm khác biệt lớn nhất, đặc trưng trong tính cách của người Nhật là khá trầm tính, nội tâm. Cho nên họ sẽ khá e dè với một người lạ, vì thế việc các việc các em tìm bạn ở ngoài đường không khả thi lắm. Hãy tìm hiểu và kết bạn với chính những đồng nghiệp trong nhà máy, nhà xưởng nơi các bạn làm việc sẽ khả quan hơn nè. - Khi kết bạn cũng cần tìm hiểu tính cách, sở thích và sự quan tâm của đối tượng và mình có tương đồng không. (Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cách làm việc, văn hóa của đất nước mặt trời mọc thì hãy làm quen và kết bạn với những người lớn tuổi). - Trau dồi tiếng Nhật và tìm hiểu thêm về văn hóa của 2 nước để giao tiếp tốt hơn.

2. CHỮ LỄ TRONG GIAO TIẾP
- Để lễ phép thì nên "để tâm" đến người khác - Lễ phép xuất phát từ sự khiêm nhường - Chào hỏi, nở nụ cười sẽ làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi - Cần tránh những điều trong giao tiếp khi lần đầu mới gặp mặt (phần này các em đã trình bày trong bài làm, cô không giải thích thêm)
3. BIẾT CHỪNG MỰC
- Chừng mực là biết giữ ý, trái nghĩa với chừng mực là không biết điều  Làm gì cũng nhìn trước sau, trên dưới. Làm gì cũng lưu tâm đến người khác nghĩ gì về mình. Làm gì cũng phải có cái giới hạn của nó. - Khi làm gì, cũng nên nghĩ “Có ai đó đang theo dõi hành vi của mình”. - Quan niệm về chừng mực của VN có thể khác với Nhật. Ví dụ: Đi ăn nhà hàng, ăn phải chừa lại 1-2 miếng, ăn hết thì bị nói là nhà chết đói, tham ăn tục uống, không có chừng mực. Còn Nhật thì sẽ đem về nhà. - Người biết giữ chừng mực sẽ lấy chữ hòa làm nguyên tắc nền tảng cho đối nhân xử thế. Thể hiện ở thói quen:  Lắng nghe nhiều hơn là nói  Hạn chế tranh luận, bất đồng nhất có thể  Cố gắng làm sao cho không khí làm việc chung giữa mọi người thoải mái nhất.
4. KHI ĐÃ THÂN THÌ CÀNG PHẢI TRỌNG LỄ NGHĨA HƠN.
Hãy chú ý điều này các bạn nhé. Vì thường khi thân tình, bản thân mình hay suồng sã, không còn nghĩ tới cảm nhận của đối phương nữa. Chính điều này sẽ làm cho tình bạn tan vỡ .

VĂN HÓA AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI NHẬT

1. TẠI SAO CÓ NHIỀU VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG XẢY RA TẠI NHẬT BẢN?
- Do chủ quan (những trường hợp các bạn đã ở Nhật từ 3-6 tháng khi đã dần quen với cuộc sống tại Nhật thì thường hay chủ quan trong việc di chuyển) - Do không hiểu về luật tham gia giao thông, biển báo tại Nhật. - Không kiểm tra xe (xe đạp) trước khi sử dụng (hỏng phanh, hỏng đèn...)
2. NHỮNG CHÚ Ý KHI THAM GIA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG KHI SỐNG TẠI NHẬT
Quy tắc: TẠI NHẬT, NGƯỜI ĐI BỘ ĐI BÊN PHẢI, XE ĐI BÊN TRÁI Cô xin điểm lại những nội dung chính. Đính kèm video bên dưới bài viết nhé.
a. Đối với người đi bộ: - Đi trên lối đi dành cho người đi bộ. - Không có lối đi dành cho người đi bộ thì phải đi trên cầu vượt băng ngang - Đi bên phải đường.


b. Đối với sử dụng phương tiện xe đạp - Kiểm tra, bảo dưỡng xe đạp thường xuyên trước khi sử dụng (phanh, đèn, lốp, yên ....) - Đi bên mép trái của đường - Về quy tắc, xe đạp không được chạy trên lối đi dành cho người đi bộ, phải xuống xe dắt bộ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp được phép lưu thông nhưng chạy với tốc độ chậm, vừa phải (Khi có biển báo cho phép, và vào giờ cao điểm nếu đi xe đạp dưới lòng đường nguy hiểm thì được phép lưu thông trên lối đi dành cho người đi bộ) - Tuân thủ biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu (CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM LÀ ĐÈN XANH Ở NHẬT LÀ MÀU XANH DƯƠNG CHỨ KHÔNG PHẢI MÀU XANH LÁ CÂY NHƯ Ở CÁC NƯỚC KHÁC NÈ). - Xác nhận an toàn trước khi đạp xe, khi dừng xe và khi muốn băng ngang qua đường. - Không được lái xe bằng 1 tay, không chở người, không dàn hàng ngang, không đùa giỡn, không uống rượu bia,... phải lái chậm và đảm bảo an toàn. - Buổi tối phải bật đèn xe và dán miếng dán phản quang, mặc đồ sáng màu... để đảm bảo an toàn.
c. Đối với sử dụng tàu điện. Các em xem thêm video của 1 bạn senpai hướng dẫn đi tàu điện đính kèm bên dưới nhé. - Phải mua vé tàu các em nhé. - Khi lên xuống tàu chú ý xếp hàng, không chen lấn. - Chú ý ba lô nên xách tay hoặc đeo trước ngực để tránh làm phiền người khác. - Đứng ở lối đi an toàn khi chờ tàu. - Không ăn uống, nói chuyện lớn tiếng ở trên tàu.

AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Nguyên nhân dẫn tới TAI NẠN LAO ĐỘNG (TNLĐ)
- Do chủ quan, bất cẩn (nhất là với những người đã làm lâu thường sinh ra tình chủ quan) - Do không biết nhưng ngại hỏi dẫn tới làm sai và xảy ra tai nạn - Do Sức khỏe không tốt (bị bệnh, thiếu ngủ...) dẫn tới việc mất tập trung khi làm. - Do đùa giỡn không tập trung - Do không mặc đúng đồ bảo hộ lao động - Do không tuân thủ nội quy của công ty
2. Tác hại khi tai nạn lao động xảy ra
Mặc dù khi TNLĐ xảy ra người lao động sẽ được bảo hiểm bồi thường một phần, nhưng hậu quả do TNLĐ để lại vẫn còn ảnh hưởng tới người lao động. Cụ thể
- Nếu trường hợp nhẹ, người lao động phải nghỉ phép để đi khám, công việc của công ty sẽ bị đình trệ, hệ thống dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Làm phiền đến cấp trên, đồng nghiệp phải hỗ trợ mình. - Nếu trường hợp nặng thì mất ngón tay, ngón chân, dập xương, mù mắt, hoặc cao hơn là tử vong. Những tổn thương thân thể sẽ đi suốt năm tháng với người lao động, người nhà bị ảnh hưởng.


3. Các quy tắc AN TOÀN LAO ĐỘNG CẦN PHẢI TUÂN THỦ để tránh TNLĐ xảy ra:
- Phải nhớ và thực hiện nghiêm túc, chính xác quy định về ATLĐ của công ty Không phải tự dưng mà công ty lại đặt ra nội quy làm việc, đây đều là những kinh nghiệm của người đi trước rút ra được trong quá trình làm việc để tránh TNLĐ. Cho nên, đừng thấy nó rườm rà, nguyên tắc mà bỏ qua không tuân thủ các em nhé. - Không hấp tấp, vội vàng khi gặp sự cố.Thực hiện nguyên tắc DỪNG - GỌI - ĐỢI - Ghi nhớ các biển hiệu hướng dẫn và tuân thủ nghiêm túc. - Mặc đồ bảo hộ đúng quy định. - Không ngủ gật khi làm việc, phải tập trung trong lúc làm việc. - Không đùa giỡn, nói chuyện, tám chuyện trong lúc làm việc. - Không được tự ý làm khi chưa được cho phép - Chú ý những khu vực trơn trượt, va chạm đầu, nơi có biển cảnh báo nguy hiểm - cấm. - Khi đi lên xuống cầu thang, phải nắm tay vịn. - Khi thấy cơ thể có sức khỏe không đảm bảo, mất tỉnh táo thì phải báo cáo đến cấp trên, đồng nghiệp để có thể nghỉ ngơi tạm.

RÈN LUYỆN SỨC KHỎE TINH THẦN ĐỂ THỰC TẬP TỐT

A. TỔNG KẾT BÀI RÈN LUYỆN SỨC KHỎE TINH THẦN ĐỂ THỰC TẬP TỐT. 1. Điều gì dẫn đến sức khỏe TINH THẦN đi xuống? - Bản thân thường xuyên lo lắng (hầu hết lo nghĩ những chuyện không nằm trong khả năng kiểm soát) - Suy nghĩ lung tung – không tập trung làm việc - bị cấp trên khiển trách. Cảm thấy nản lòng, bản thân vô dụng. - Tinh thần đi xuống - thể chất đi xuống theo. Bắt đầu cô lập bản thân vì thấy sự khác biệt với mọi người xung quanh. - Thiếu thốn sự quan tâm của mọi người xung quanh. Muốn được quan tâm nhưng sợ làm phiền người khác. Mỗi ngày suy nghĩ những điều tiêu cực - tự huyễn hoặc bản thân mình dẫn đến mắc bệnh về tinh thần. Nặng hơn có thể bị TRẦM CẢM


2. Biểu hiện của người mắc bệnh về tinh thần:
- Mất ăn mất ngủ - ăn không ngon ngủ không yên. Lâu ngày, cơ thể dẫn đến bị suy nhược - Không cởi mở và không chia sẻ được với người xung quanh - Không có ý chí động lực làm việc - Sút cân, da dẻ xanh tái nhợt nhạt - Không có ý chí, động lực làm việc
3. Giải pháp & cách khắc phục bệnh:
- Sodan với người khác (thường xuyên cởi mở - chia sẻ chuyện của mình với người khác: Cấp trên, đồng nghiệp, sempai, bạn bè, … những người mà mình tin tưởng) - Chi sẻ để giúp mình tốt hơn, chủ động nhìn nhận vấn đề chứ không phải nói ra để BỊ ĐỘNG và chờ được người giúp đỡ hay ỷ lại vào người khác. - Chia sẻ vấn đề của bản thân để nhẹ lòng mình, nhưng không được làm nặng lòng người khác. - Rèn luyện sức khỏe thể chất thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể thao hằng ngày - Tìm kiếm những sở thích lành mạnh trong cuộc sống để làm cho bản thân vui vẻ hơn - Suy nghĩ tích cực về vấn đề đang gặp phải. - Nên thăm khám bệnh định kỳ. Trao đổi với bác sĩ để có những lời khuyên chính xác.

NHẬN DIỆN MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO, LỢI DỤNG TẠI NHẬT BẢN

TỔNG HỢP VÀ CHIA SẺ BÀI HỌC 1. Mượn tiền, mượn giấy tờ - Mượn số tiền lớn vì nhiều lý do (gia đình, bệnh tật…) - Mượn thẻ lưu trú, thẻ bảo hiểm,… rồi bán cho các “cò” trong các nhó
m làm giấy tờ giả, đăng ký các dịch vụ với mục đích bất chính. 2. Mua bán hàng qua mạng - Người bán đăng thông tin hàng hóa (đồ điện tử, điện thoại…) lên mạng và chào mời. Sau khi có người mua và chuyển khoản, nhận được tiền thì biến mất tăm, khi truy ra thì tài khoản facebook là giả, địa chỉ ngân hàng là địa chỉ của người đã về nước mà không thanh lý hợp đồng tài khoản ngân hàng, hoặc là các tài khoản bất chính khác… 3. Mua bán hàng bất hợp pháp - Đăng ký thông tin tài khoản trên mạng hoặc chào mời tận nơi, tuy nhiên hàng được đưa ra mua bán ở đây là hàng có nguồn gốc bất hợp pháp (tiêu thụ hàng gian, hàng ăn cắp, hàng cấm…) - Đăng ký sim data giá rẻ, mua điện thoại giá 0 đồng, chỉ cần bạn cung cấp tên và địa chỉ nhà ở là đã bị lừa rồi. - Có những bạn TTS mua điện thoại trả góp tại Nhật, có một số bạn thường canh đăng ký mua trước khi về nước khoảng vài tháng đến 1 năm, đến hạn về nước mà chưa trả xong cũng không làm thanh toán hợp đồng và trả hết tiền, nghĩ rằng về nước là hết chuyện, không sao đâu. Đây là một suy nghĩ sai lầm, cho dù các bạn về nước, vẫn có hóa đơn hàng tháng (do bạn chưa làm thủ tục hủy hợp đồng) và nó cứ thế gửi hoá đơn. Khi bạn không thanh toán nó sẽ đưa ra toà án, và lên cục, bạn liệt kê vào danh sách đen nợ tiền của chính phủ. Có thể đời bạn không quay lại NB nhưng đời con, đời cháu bạn muốn quay lại Nhật chắc cũng khó. Chỉ cần gia đình có người trong danh sách đen thì visa đi Nhật cũng khó. Đừng chỉ vì cái lợi trước mắt là làm ảnh hưởng đến tương lai của bạn và người thân của bạn sau này.

4. Dụ dỗ bỏ trốn - Dùng những lời lẽ ngon ngọt như “Làm ở đây nhiều tiền lắm” để dụ dỗ TTS bỏ trốn. Nhưng trên thực tế thì lương có thể cao nhưng điều kiện lao động nguy hiểm hoặc độc hại, không được đóng bảo hiểm. - Khi dụ dỗ tất nhiên các "cò" này sẽ được khoản tiền hoa hồng. Còn nạn nhân sau khi bỏ trốn sẽ bị cảnh sát phát lệnh truy nã. Khi trốn khỏi công ty thực tập thì TTS sẽ vào làm việc ở đâu? Tất nhiên không thể nào làm ở các công ty hợp pháp được. Mà sẽ bị đưa vào làm tại những công ty "ma", công ty bất hợp pháp với những ngành nghề nguy hiểm, độc hại và không được pháp luật Nhật Bản bảo vệ. 5. Gửi tiền về VN theo kiểu trao tay - Những thông tin rao theo kiểu: “Gửi tiền trực tiếp về VN giá rẻ”, “Gửi tiền về VN mà không cần làm nhiều thủ tục rắc rối với ngân hàng”. Thường những số tiền được gửi về VN theo kiểu trao tay sẽ “Một đi không trở lại”. 6. Yêu đương qua mạng - Làm quen và kết bạn với bạn trai/ bạn gái qua mạng, qua các ứng dụng nhắn tin hoặc hẹn hò, người kia nhắn những lời ngọt ngào và gửi tặng những món quà để lấy lòng đối phương. - Sau đó, lợi dụng tình cảm để dụ dỗ đối phương tham gia vào đường dây mua bán hàng hóa ăn cắp hoặc lấy thẻ cư trú của bạn và các bạn TTS chung nhóm để làm giấy tờ giả cho những người lao động bất hợp pháp. - Trong cuộc sống xa nhà, ít nhiều cũng thiếu thốn tình cảm, cuộc sống khó khăn, nhu cầu tình cảm, cần được yêu thương và sẻ chia, tuy nhiên các bạn cần có sự tỉnh táo cần thiết khi bước vào một mối quan hệ tình cảm, tránh để bản thân vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng đến bản thân cũng như những người khác. 7. Làm thêm công việc giao hàng cuối tuần lương cao - Nhận giao hàng hóa bằng xe đạp với khoản phí giao hàng khá cao, TTS không biết đó là hàng hóa gì cho đến khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe và xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Khi biết đó là hàng ăn cắp thì TTS bị quy tội vận chuyển và buôn bán hàng hóa ăn cắp và bị giải quyết cho về nước giữa chừng. 8. Nhờ chuyển tiền từ tài khoản ATM cá nhân - Kẻ phạm tội nhờ bãn chuyển tiền từ tài khoản lương ATM của bạn về cho một tài khoản ở VN và phí chuyển lên đến 1man/ 1 lần chuyển. TTS thực hiện được 5 lần thì cảnh sát đến KTX hỏi thăm vì tài khoản nhận tiền là một người có liên quan đến đường dây mua bán bất hợp pháp, lúc này bạn cũng được xem là đồng phạm. III. KẾT LUẬN
- Rèn luyện những đức tính cơ bản: sự trung thực,sự khôn ngoan, sáng suốt, biết cân bằng lợi ích cá nhân và lợi ích của người khác, nâng cao ý thức…để 3 năm tại Nhật thật nhiều kỷ niệm đẹp và những trải nghiệm quý giá cho bản thân. “KẾT THÚC TỐT LÀ TẤT CẢ”